Việc cho bé bú sữa mẹ thường xuyên sẽ bị gián đoạn khi mẹ đã hết thời gian nghỉ thai sản kết thúc và phải quay lại với công việc ở công ty. Một giải pháp an toàn cho mẹ đó là vắt sữa và trữ đông bằng tủ lạnh cho bé. Việc này sẽ giúp mẹ chủ động được thời gian khi chăm sóc con. Tuy nhiên vẫn còn một điều lo lắng nữa mà các mẹ bỉm sữa hiện nay quan tâm đó là cách sử dụng và bảo quản sữa mẹ như thế là đúng cách đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ khi uống sữa được trữ đông sau khi vắt ra. Sau đây, Mẹ Tròn sẽ mách mẹ những điều cần biết giúp mẹ có thể an tâm hơn trong việc giữ lại các chất dinh dưỡng tốt nhất cho bé yêu của mình.
Những điều cần biết về cách sử dụng và bảo quản sữa mẹ đúng cách
Lượng sữa mẹ vắt ra bao nhiêu là hợp lý?
Công tác nuôi con đã vô cùng vất vả, việc làm thế nào để giữ cho nguồn sữa mẹ dồi dào cho con lại còn vất vả hơn bội phần. Do đó mẹ phải biết cách sử dụng và bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra an và hiệu quả để đem lại nguồn dinh dưỡng quý giá nhất cho con. Với bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ vắt sữa với số lượng nhỏ mỗi lần khoảng 100-150ml là đủ cho bé dùng. Với bé lớn hơn hoặc do mẹ không có nhiều thời gian để cho bú trực tiếp thì số lượng sữa vắt phụ thuộc vào nhu cầu của bé.
Thời gian bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra?
Bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng:
Sữa mẹ sau khi vắt ra có thể dự trữ ở nhiệt độ mát trong phòng khoảng 26 – 28 độ C là 6 giờ, còn nhiệt độ thấp hơ là 8 – 10 giờ. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng, sữa mẹ để ở nhiệt độ phòng không nên kéo dài quá 4 giờ, nếu trời nóng là dưới 1 giờ.
Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh:
Thời gian sử dụng sữa mẹ tối đa trong 6 tháng nếu sử dụng tủ đông chuyên dụng
Đối với ngăn mát tủ lạnh: Sữa mẹ bảo quản được 3-8 ngày ở nhiệt độ 4°C hoặc thấp hơn.
Đối với ngăn đông:
- Tủ lạnh loại 1 cửa (tủ loại nhỏ): tối đa là 2 tuần.
- Tủ lạnh loại 2 cửa (có cửa riêng cho ngăn đá và ngăn mát): tối đa là 4 tháng
- Tủ đông lạnh loại chuyên dụng: thời gian sử dụng sữa mẹ tối đa trong 6 tháng
Mẹ nên dùng loại đồ đựng nào để bảo quản sữa mẹ
Chọn các dụng cụ để trữ sữa mẹ cũng là cách sử dụng và bảo quản sữa mẹ an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên khi chọn những đồ dùng này mẹ cần cân nhắc những điều sau:
Đối với bình trữ sữa
Mẹ nên chọn loại bình có chất lượng tốt làm từ chất liệu an toàn không chứa BPA để bảo quản sữa mẹ
Mẹ nên chọn loại bình có chất lượng tốt làm từ chất liệu an toàn không chứa BPA độc hại. Mẹ có thể chọn bình sữa thủy tinh vì nó ít độc nhất, dễ dàng vệ sinh, tuy nhiên lại rất dễ vỡ và chiếm diện tích nếu lưu trữ trong tủ lạnh.
Tiếp theo mẹ có thể chọn bình sữa bằng nhựa mềm, hơi đục, khi mua mẹ nên để ý trên chai có ký hiệu PP hay BPA Free hay không. Đây đều là những chất liệu nhựa đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Tất cả bình sữa đều phải có nắp đậy kín chắc chắn để tránh nhiễm khuẩn từ mội trường trong tủ lạnh.
Đối với túi trữ sữa
Túi trữ sữa cũng là dụng cụ trữ sữa mà nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn bởi tính tiện lợi lại tiết kiệm diện tích
Túi trữ sữa cũng là dụng cụ trữ sữa mà nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn bởi tính tiện lợi lại tiết kiệm diện tích khi bảo quản sữa cho bé, chỉ dùng một lần mà không phải tốn thời gian vệ sinh như bình sữa. Tất cả các túi trữ sữa đều có khóa zip chắc chắn nên mẹ hoàn toàn yên tâm khi trữ sữa. Một nhược điểm duy nhất của nó là tốn kém hơn so với sử dùng bình sữa.
Lưu ý khi sử dụng túi trữ sữa:
Để tiết kiệm túi trữ sữa, mẹ có thể vắt sữa, cất vào túi và để ở ngăn mát. Đến cữ vắt tiếp theo mẹ đổ thêm vào cho đầy túi rồi cất lên tủ đông.
Nên dùng túi trữ sữa chuyên dụng có khoá zip hoặc loại bình trữ sữa. Mẹ không nên đựng trong bịch nilon, chai nước suối chưa qua tiệt trùng.
Sữa chứa trong chai hay túi đều phải chừa trống khoảng 2,5cm ở phía trên để có chỗ cho sự giãn nở của chất lỏng. Ép hết không khí trong túi trước khi khóa túi.
Cách xếp sữa trong tủ lạnh đúng cách
Mẹ nhớ ghi chú ngày giờ vắt sữa lên túi để dễ theo dõi thời hạn sử dụng của sữa
Mẹ nên xếp các túi trữ sữa ngay ngắn trong ngăn tủ lạnh theo thứ tự từ túi/bình cũ nhất ở bên ngoài, mới nhất ở bên trong để phân biêt đồng thời đừng quên ghi ngày giờ vắt sữa lên túi để dễ theo dõi thời hạn sử dụng của sữa.
Cách hâm sữa mẹ đúng cách?
Trước khi tiến hành hâm sữa mẹ cho bé dùng, mẹ phải biết hâm sữa mẹ ở nhiệt độ bao nhiêu là lý tưởng cho bé dùng. Thông thường bé bú trực tiếp mẹ, nhiệt độ sữa tiết ra ở khoảng 37 độ C, đó đó khi hâm sữa mẹ bằng máy hâm sữa mẹ nên điều chỉnh ở nhiệt độ này để kích thích vị giác đồng thời giúp trẻ ăn ngon và dạ dày cảm thấy dễ chịu hơn.
Hâm sữa mẹ bằng máy hâm sữa mẹ nên điều chỉnh ở nhiệt độ lý tưởng 37 độ C
Hâm sữa bằng máy hâm sữa là cách hâm sữa mẹ tốt nhất và an toàn vì thiết bị này giúp mẹ biết được chính xác nhiệt độ của sữa mẹ nhờ bộ điều chỉnh nhiệt độ của máy, sữa được hâm nóng đều, nhanh chỉ mất vài phút là mẹ đã có ngay bình sữa ấm nóng cho bé yêu sử dụng.
Những lưu ý khi sử dụng sữa mẹ trữ đông
Mẹ không trữ đông phần sữa mẹ vắt ra mà bé bú dư vì trong lúc bé bú, vi khuẩn trong miệng bé có thể xâm nhập vào sữa và gây hỏng sữa. Do đó mẹ cũng không nên dùng lại sữa mẹ vắt ra mà bé uống thừa.
Mẹ phải biết sữa mẹ sau khi hâm nóng để được bao lâu để cho bé sử dụng đúng cách, tránh dùng sữa sau khi hâm nóng quá lâu hoặc bị hỏng cho bé dùng sẽ dẫn đến những dấu hiêu như tiêu chảy, nôn ói, đau bụng...
Mẹ không nên hoà chung sữa mới vắt và sữa đã trữ đông cho bé bú
Tuyệt đối không sử dụng lò vi sóng để hâm sữa sẽ làm mất chất và sữa có những điểm nóng lạnh không đều gây bỏng miệng bé.
Hy vọng với những lưu ý về cách sử dụng và bảo quản sữa mẹ an toàn và đúng cách trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức khi nuôi con bằng nguồn sữa mẹ vô giá. Chúc mẹ vè bé luôn hạnh phúc và đừng quên đồng hành cùng Mẹ Tròn để cập nhật thường xuyên những thông tin về cách chăm sóc và nuôi dưỡng bé tốt nhất!
Mẹ click vào ảnh dưới để xem tất tần các mẫu máy hâm sữa chất lượng nhất hiện nay: