"Sữa mẹ sau khi hâm nóng để được bao lâu?”. Đó là thắc mắc của rất nhiều các mẹ đang trong thời kỳ nuôi con. Vì khi còn nhỏ, hệ tiêu của trẻ còn rất non yếu nếu chẳng may uống phải sữa đã bị nhiễm khuẩn thì trẻ rất dễ mắc các bệnh nguy hiểm về đường ruột. Do đó mẹ phải nắm vững các kiến thức liên quan đến sữa mẹ.
Giải đáp thắc mắc sữa mẹ sau khi hâm nóng để được bao lâu
Cách tốt nhất để sử dụng sữa mẹ trữ đông là gì?
Sữa mẹ là thực phẩm đặc biệt khác với những nguồn thực phẩm khác nên cách sử dụng và bảo quản sữa mẹ cũng rất đặc biệt và cần tuân theo những quy tắc nhất định. Để đem lại nguồn dinh dưỡng an toàn và hợp vệ sinh mẹ cần lưu ý những điều sau:
Mẹ cần phải biết rằng nhiệt độ khi bé bú mẹ trực tiếp là khoảng 37 độ C, do đó mẹ cần hâm nóng sữa trữ đông trước khi cho bé bú ở nhiệt độ lý tưởng này.
Mẹ cần phải biết rằng nhiệt độ khi bé bú mẹ trực tiếp là khoảng 37 độ C
Đối với sữa trữ đông, trước khi hâm nóng mẹ cần phải rã đông
Mẹ tuyệt đối không sử dụng lò vi sóng hay dùng nồi đun trực tiếp để hâm sữa. Cách hâm sữa mẹ tốt nhất đó là sử dụng máy hâm sữa để hâm sữa mẹ vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo dinh dưỡng an toàn cho bé yêu
Để rã đông sữa đã bảo quản, mẹ lấy trước một ngày và cho vào ngăn mát tủ lạnh để rã đông. Mẹ phải chắc chắn rằng sữa đã được rã đông hoàn hoàn ở dạng lỏng và không còn một tinh thể đá nào trước khi mang đi hâm.
Sữa mẹ chỉ được sử dụng trong vòng 24 giờ và không mang đem cấp đông lại lần thứ 2
Sau khi tan đá hoàn toàn, sữa mẹ chỉ được sử dụng trong vòng 24 giờ và không mang đem cấp đông lại lần thứ 2 sau khi bé sử dụng không hết.
Sữa mẹ sau khi hâm nóng để được bao lâu?
Sữa mẹ sau khi hâm nóng nên cho bé bú ngay khi ở nhiệt độ thích hợp. Nếu trẻ chưa bú ngay thì sữa sau khi hâm nóng mẹ có thể để trong vòng một giờ đồng hồ và không nên kéo dài thêm. Mẹ không nên cho bé sử dụng sữa mẹ đã hâm nóng và để quá thời gian trên vì làm như vậy sẽ khiến bé bị đau bụng, tiêu chảy hoặc gặp các vấn đề nguy hiểm về hệ tiêu hóa mà mẹ không lường trước được.
Hướng dẫn mẹ cách nhận biết sữa bị hỏng
Sữa bị vón cục thì là không tốt, chứng tỏ sữa đã bị hỏng
Sữa mẹ bị phân tách lớp thì không sao nhưng nếu sữa bị vón cục thì là không tốt, chứng tỏ sữa đã bị hỏng và mẹ lưu ý không cho bé sử dụng.
Sữa có mùi như xà phòng hoặc kim loại thì là bình thường nhưng nếu có mùi chua thì là đã hỏng.
Mẹ nếm thử mà thấy sữa có vị chua và cảm giác khó uống tức là sữa bị hỏng và ngưng sử dụng ngay lập tức.
Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Sữa mẹ là vô giá nhưng chỉ khi nó được bảo quản đúng cách. Hi vọng rằng qua những thông tin trên mẹ đã biết được "Sữa mẹ sau khi hâm nóng để được bao lâu" để từ đó chăm sóc em bé của mình tốt nhất.
Mẹ click vào đây để xem Cách hâm nóng sữa tươi >> http://metron.vn/cam-nang-me-va-be/nuoi-con-0-6-tuoi/mach-me-cach-ham-nong-sua-tuoi-co-loi-nhat-cho-suc-khoe-cua-be.html