Hội chứng rung lắc ở trẻ là gì?
Lắc trẻ nhỏ một cách mạnh bạo thể gây ra những thương tích nghiêm trọng
Đây chính là một loại tổn thương não nghiêm trọng xảy ra khi một người nào đó lắc trẻ nhỏ một cách mạnh bạo. Điều này khiến cho não của bé thụt vào bên trọng hộp so vì cơ bắp ở cổ của chúng không đủ mạnh để nâng đỡ phần đầu. Hội chứng rung lắc có thể gây ra những thương tích nghiêm trọng cho trẻ như: mù lòa, tổn thương mắt, chậm phát triển, co giật, tê liệt hoặc tổn thương não vĩnh viễn. Nghiêm trọng nhất nó còn có thể gây tử vong.
Chọc bé cười nắc nẻ có gây hội chứng SBS hay không?
Về lý thuyết thì điều này hoàn toàn có thể nhưng nó chỉ xảy ra khi chơi những trò chơi hoạt động mạnh bạo. Những hành động thể hiện cách yêu thương mà ba mẹ dành cho bé như lắc, vỗ nhẹ hoặc cù lét của ba mẹ với bé không gây hội chứng trẻ bị lắc. Ngoài ra việc đung đưa bé nhẹ nhàng hoặc cho bé ngồi xe rung, xe bập bênh cũng không gây ra hội chứng này.
Tránh xốc bé lên cao hoặc lắc trẻ thật mạnh có thể gây ra hội chứng rung lắc
Hội chứng rung lắc chỉ xảy ra với những hành vi cố ý bạo lực và thường gây ra bởi những người mất kiểm soát. Tuy nhiên nếu như ba mẹ thường xuyên bế xốc trẻ lên cao hoặc lắc trẻ thật mạnh trong khi tức giận cũng có thể gây ra hội chứng rung lắc.
Dấu hiểu chứng tỏ bé bị hội chứng rung lắc?
Khi bé xuất hiện đau đớn và buồn ngủ nhiều hơn bình thường. Ngoài ra bé cũng có thể bị nôn mửa hoặc không ăn uống được. Bé thở một cách nặng nhọc, hay cáu kỉnh và quấy khóc nhiều hơn.
Khi nào cần đưa bé đi khám chữa bệnh?
Nếu bạn thấy bé xuất hiện các dấu hiệu đã nêu ở trên thì hãy gọi cho bác sĩ của bé hoặc đưa bé đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Nếu không được điều trị kịp thời thì tình trạng này có thể nặng hơn và gây tổn thương não vĩnh viễn. Hãy trao đổi với bác sĩ để có được chẩn đoán và điều trị một cách chính xác nhất.
Làm thế nào để chăm sóc bé tốt hơn?
Có thể thấy rõ rằng việc chăm sóc bé không hề đơn giản và cũng có thể khiến cho bố mẹ bị căng thẳng stress. Chính vì thế những người chăm sóc bé cần phải học cách để đối phó với sự tức giận để không gây tổn hại cho bé. Bạn có thể hít thở sâu, dành thời gian cho bản thân nhiều hơn hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè.
Nếu cảm thấy rằng mình đang bực bội hay khó chịu thì phải đặt bé an toàn trong cũi và rời khỏi phòng sau đó gọi ai đến giúp đỡ.
Hãy theo dõi Metron.vn thường xuyên để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích mà mẹ đang nuôi con cần biết trong việc chăm sóc bé luôn khỏe mạnh các mẹ nhé!