Hotline: 0938 76 4994 / (8h - 21h kể cả thứ 7, CN)
0
Giỏ hàng 0 đ

Tìm hiểu về chứng táo bón ở trẻ sơ sinh

16/06/2017
1553 lượt xem

Làm thế nào để mẹ biết được bé bị táo bón?

Để biết bé có bị táo bón hay không ? Mẹ cần phải theo dõi thói quen đi tiêu của bé cũng như thời điểm và số lần đi tiêu, bé ăn gì và vào lúc nào, cơ thể bé tiêu hóa thức ăn nhanh như thế nào.

 

benh-tao-bon.jpg (28 KB)

Ba ngày liên tục bé không đi tiêu hoặc hơn chứng tỏ bé đã bị táo tón

 

Táo bón xảy ra khi phân không được thải ra ngoài mà tích trữ trong ruột làm trì hoãn việc đi tiêu gây ra táo bón. Bé có nguy cơ bị táo bón nếu mẹ thấy các dấu hiệu sau:

buttom-24.png (15 KB) Phân của bé khô, cứng và có lẫn máu

buttom-24.png (15 KB) Ba ngày liên tục bé không đi tiêu hoặc hơn

buttom-24.png (15 KB) Bé thể hiện sự khó chịu kéo dài khi đi tiêu

Nguyên nhân gây táo bón ở bé?

Đối với những bé sơ sinh chỉ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ thì táo bón rất hiếm xảy ra. Mẹ cần nói chuyện với bác sĩ của bé nếu thấy phân của bé khô, cứng hoặc bé bị đau hậu môn khi đi tiêu. Nếu bé có những triệu chứng khác như nôn mửa hay trướng bụng, có thể bé đã rơi vào tình trạng nghiêm trọng hơn, ví dụ như tắc ruột.

Nếu bé sử dụng sữa công thức, mẹ cần lưu ý xem có thể loại sữa bé đang dùng không phù hợp và mẹ cần bàn với bác sĩ có nên đổi loại sữa bé đang dùng hay không.

Đối với bé ăn dặm, thực phẩm mà bé đang ăn dặm có thể là nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ do trẻ ăn quá nhiều ngũ cốc. Mẹ hãy thử thêm các loại rau quả vào ngũ cốc, bổ sung các lại trái cây xay nhuyễn như: lê, mận cho bé ăn, hoặc chuyển sang sử dụng yến mạch hoặc lúa mạch thay cho ngũ cốc.

 

benh-tao-bon-2.jpg (44 KB)

Mẹ hãy thử thêm các loại rau quả vào ngũ cốc để hạn chế táo bón ở bé

 

Một nguyên nhân nữa gây ra táo bón đó là có thể do mất nước, do đó bạn nên cho bé uống nhiều nước để hạn chế táo bón. Mẹ cũng có thể thêm nước trái cây và bình sữa bột hoặc sữa mẹ được hút ra cho bé uống.

Mẹ có thể làm gì để giúp được bé?

buttom-24.png (15 KB) Ngoài việc mẹ cần phải thay đổi khẩu phần ăn của bé, một vài mẹo dưới đây có thể giúp bé đỡ bị táo bón hơn như:

buttom-24.png (15 KB) Đưa đôi chân bé theo chuyển động nhịp nhàng khi bé nằm ngửa

buttom-24.png (15 KB) Nhẹ nhàng xoa bóp vùng bụng dưới rốn của bé, nếu mẹ cảm thấy có một vùng bụng cứng hãy xoa bóp chỗ đó với một lực lớn hơn để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ.

 

benh-tao-bon-1.jpg (163 KB)

Xoa bóp vùng bụng dưới rốn của bé giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ

 

buttom-24.png (15 KB) Nếu mẹ cảm thấy bé căng thẳng khi đi tiêu, mẹ có thể đặt bé trong bồn nước ấm để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Tùy trong trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định việc sử dụng thuốc nhét hậu môn có glixerin hoặc kích thích ruột thẳng của bé bằng nhiệt kế trực tràng có bôi keo trơn như là những biện pháp tạm thời. Nếu như những giải pháp can thiệp này không khiến cho tình trạng táo bón ở trẻ chuyển biến tốt hơn, bác sĩ có thể kê thuốc nhuận tràng cho bé.

Hãy theo dõi Metron.vn thường xuyên để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích mà mẹ đang nuôi con cần biết trong việc chăm sóc bé luôn khỏe mạnh các mẹ nhé !