Hotline: 0938 76 4994 / (8h - 21h kể cả thứ 7, CN)
0
Giỏ hàng 0 đ

Những điều cần biết về chậm phát triển ở trẻ

17/06/2017
940 lượt xem

Khái niệm chậm phát triển?

Chậm phát triển là tiến trình chậm đạt được các cột mốc phát triển so với lứa tuổi như: ngồi, bò, đi, biết nói. Chậm phát triển thể hiện ra bên ngoài có thể là dấu hiệu của sự rối loạn về phát triển ngắn hạn hoặc dài hạn. Tuy nhiên, trong thực tế hầu hết các bé sẽ sớm đuổi kịp tốc độ phát triển với các bạn cùng độ tuổi sau một khoảng thời gian chậm phát triển.

 

be-cham-phat-trien.jpg (28 KB)

Hầu hết các bé sẽ sớm đuổi kịp tốc độ phát triển với các bạn cùng độ tuổi sau khoảng thời gian chậm phát triển

 

Quá trình phát triển của mỗi bé là khác nhau, mặc dù các bé đều có xu hướng đạt được những kỹ năng quan trọng theo một mô hình nhiều giai đoạn. Một vài bé có thể phát triển sớm các kỹ năng vận động thô, như đứng, ngồi, trong khi số khác lại nhanh đạt được những kỹ năng vận động tinh như nhặt những đồ vật nhỏ. Có những bé chậm về vận động nhưng lại học nói rất nhanh. Điều quan trọng nhất là bé không ngừng phát triển những kỹ năng phức tạp cả về thể chất lẫn tinh thần.

Điều gì gây ra chậm phát triển?

Bé có thể chậm phát triển kỹ năng này tạm thời nhưng lại phát triển ở những kỹ năng khác. Tuy nhiên, một vấn đề đáng lo ngại đó là bé chậm phát triển về ngôn ngữ là vấn đề mà bố mẹ cần theo dõi sát sao.

 

be-cham-phat-trien-1.jpg (14 KB)

Bé có thể chậm phát triển kỹ năng này tạm thời nhưng lại phát triển ở những kỹ năng khác

 

Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc bé có vấn đề về thính giác hoặc thiếu giao tiếp với người khác. Ngoài ra, trong một số ít trường hợp, chậm nói là dấu hiệu của một hội chứng rối loạn nào đó như nứt đốt sống hoặc tự kỷ.

Mẹ cần làm gì khi bé chậm phát triển?

Bố mẹ cần tìm hiểu về các cột mốc phát triển theo độ tuổi của bé và các dấu hiệu cảnh báo chậm phát triển. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần đưa bé đi thăm khám sức khỏe định kỳ để đánh giá về tốc độ phát triển của bé đặc biệt là khả năng nghe, nhìn.

Mẹ cần ghi chú lại những dấu hiện lo ngại và báo cho bác sĩ biết về những lo ngại này của mẹ vì việc đề phòng và kiểm tra không bao giờ là thừa cho dù bé chậm phát triển có thể chỉ là tạm thời.

Hãy theo dõi Metron.vn thường xuyên để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích mà mẹ đang nuôi con cần biết trong việc chăm sóc bé luôn khỏe mạnh các mẹ nhé!