Rôm sảy là một trong những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là trong những ngày hè nóng nực. Vậy rôm sảy là bệnh như thế nào? Và những nguyên nhân nào dẫn tới bệnh rôm sảy cho bé? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải thích được những vấn đề đó và tìm được cách phòng tránh cũng như điều trị hợp lý, khoa học nhất cho con. Tuy nhiên, khi chưa có kiến thức đầy đủ, Mẹ Tròn vẫn khuyên mẹ nên sử dụng các loại mỹ phẩm organic để phòng và chữa trị khi bé bị rôm sảy để tránh những biến chứng về sau.
Bệnh rôm sảy ở trẻ là gì?
Bệnh rôm sảy hay còn được ọi là prickly heat, miliaria, đây là loại vi khuẩn gây bệnh ngoài da chủ yếu ở trẻ em, nhất là vào những ngày hè oi nóng. Bệnh xảy ra khi các ống dẫn mồ hôi trên da bé bị tắc nghẽn và ứ đọng lại dưới da. Khi bị mắc bệnh rôm sảy sẽ cảm thấy rất ngứa ngáy và nổi những mẩn đỏ,…
Nguyên nhân chính gây ra bệnh rôm sảy ở trẻ
Bệnh rôm sảy là một bệnh xuất hiện phổ biến ở trẻ em vào những ngày hè nóng nực, nhiệt độ nóng khiến cơ thể phải điều chỉnh nhiệt bằng cách tiết ra mồ hôi để làm giảm nhiệt độ cơ thể, nhưng khi mồ hôi tiết ra quá nhiều cộng thêm các lỗ chân lông bị tắc nghẽn do bụi bẩn, nhiễm khuẩn sẽ làm cho mồ hôi bị ứ đọng hoặc ống tuyến bị vỡ gây ra rôm sảy.
Rôm sảy thường xuất hiện trong những điều kiện là nhiệt độ cao, những vùng khí hậu nóng ẩm hay không thoáng khí hoặc do quần áo trẻ mặc bí hơi, mặc quá nhiều quần áo và ít tắm rửa trong những ngày thời tiết oi bức. Ngoài ra, rôm sảy còn xuất hiện khi bố mẹ lạm dụng quá nhiều các sản phẩm phấn rôm cho bé có chứa nhiều hóa chất trên thị trường như một phương pháp chăm sóc da cho con. Thay vì sử dụng các loại phấn thông thường, bố mẹ nên chọn dòng mỹ phẩm organic cho bé để phòng tránh rôm sảy tốt nhất cho con yêu của mình.
Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết bệnh rôm sảy ở trẻ
Khi nổi rôm sảy, mẹ sẽ nhận thấy trên người bé có rất nhiều những mụn nước dưới da cùng đốm đỏ li ti. Bình thường trong điều kiện thời tiết mát mẻ, thì rôm sảy ở trẻ sẽ tự động biến mất sau một thời gian, nhưng nếu thời tiết nắng nóng khó chịu, thì khả năng rôm sảy sẽ mang đến những biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe như mụn nhọt gây ngứa, nhiễm trùng da khi bé gãi nhiều hay sốt do nóng kèm theo các hiện trạng như đau đầu, buồn nôn, hạ huyết áp,….
Trẻ em khi nổi rôm sảy thông thường sẽ nổi nhiều ở các vùng da đầu, cổ, vai, lưng, ngực, bẹn nách hay vùng háng.
Cách phòng bệnh
Để phòng tránh bệnh rôm sảy cho con yêu nhà bạn một cách hiệu quả thì việc đầu tiên là luôn tạo không gian nơi trẻ ở thoáng mát, tránh nơi nóng nực, bí bách hay ngột ngạt và bí gió.
Thứ 2, nên tránh cho trẻ ra ngoài trong những giờ nắng gắt, nhất là vào mùa hè từ 10 - 15 giờ, nếu thật sự cần ra ngoài trong những lúc đó thì phải bảo vệ bé bằng cách mặc áo che kín da của trẻ và đội nón mũ rộng vành.
Thứ 3, nên tắm rửa hàng ngày cho con bằng nước mát mang đến làn da luôn sạch sẽ, đảm bảo các lỗ tuyến được thông thoáng. Kết hợp với việc mặc những loại quần áo rộng rãi, nhẹ nhàng trong những ngày nóng, tã lót mặc rộng thoáng, lưu ý chọn những sản phẩm được làm từ chất liệu sợi cotton thiên nhiên và thay thường xuyên.
Thứ 4, nên thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ lượng nước, cung cấp nhiều vitamin và hạn chế các đồ ăn nóng hay có nhiều đường. Trong trường hợp trẻ bị rôm sảy, phản xạ thường xảy ra đầu tiên là gãi, có trường hợp các bà mẹ hay giết rôm cho con, việc này sẽ làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu ngay lúc đó nhưng có thể hậu quả có thể gây biến chứng về sau như viêm cầu thận và nhiễm khuẩn lan rộng.
Vì vậy, khi trẻ bị rôm sảy, bố mẹ nên sử dụng những loại mỹ phẩm chăm sóc, điều trị rôm cho con được chứng nhận an toàn cho làn da của trẻ. Tốt nhất nên chọn những loại mỹ phẩm organic chăm sóc bé được làm từ các thành phần hoàn toàn tự nhiên để đảm bảo sức khỏe tối ưu cho con cũng như góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Đến với Mẹ Tròn để nhận thêm được nhiều thông tin và kiến thức bổ ích giúp các bà mẹ dễ dàng hơn trong hành trình nuôi con của mình. Chúc mẹ và bé luôn được khỏe mạnh và hạnh phúc!