Hotline: 0938 76 4994 / (8h - 21h kể cả thứ 7, CN)
0
Giỏ hàng 0 đ

Mẹ phải làm sao khi bé bị hăm tã?

16/06/2017
960 lượt xem

Triệu chứng và nguyên nhân?

Khi bị hăm tã, da bé trở nên sần đỏ và dễ bị tổn thương. Nguyên nhân gây ra hăm tã là do ẩm ướt và cọ xát của quần áo, tã… Nước tiểu hoặc phân trong tã thời gian dài sẽ gây ra kích ứng da và phát triển vi khuẩn hoặc men nấm.

 

ham-ta-1.jpg (26 KB)

Các cấp bậc của hăm tã

 

Đôi khi nhiễm trùng da, viêm da cũng là nguyên nhân gây hăm tã. Ngoài ra hương thơm tẩm trong tã hoặc khăn lau cho bé cũng có thể gây kích ứng da.

Làm sao để chữa trị hăm tã?

dấu-tích.png (2 KB) Giữ bé khô thoáng là cách chữa trị hăm tã hữu hiệu nhất.

dấu-tích.png (2 KB) Thường xuyên thay tã cho bé – đừng để bé mặc những chiếc tã ướt và bẩn.

 

ham-ta.jpg (38 KB)

Giữ bé khô thoáng là cách chữa trị hăm tã hữu hiệu nhất

dấu-tích.png (2 KB) Thoa thuốc mỡ để tạo lớp cản giữa da của bé và chất thải, nguyên nhân gây ra kích ứng da và nhiễm trùng. Có thể sử dụng loại kem có chứa oxít kẽm trắng – chúng tạo lớp dày hơn keo chứa dầu, giữ lại trên da lâu hơn và bảo vệ da tốt hơn, và không phải thoa lại mỗi lần thay tã.

dấu-tích.png (2 KB) Thay vì dùng khăn để lau, hãy thử sử dụng nước ấm chứa trong chai xịt để lau vùng mặc tã cho bé mà không phải chà xát nhiều. Khi cần lau rửa cho bé kỹ hơn, mẹ nên sử dùng khăn mềm hoặc miếng bông và lau hết sức nhẹ nhàng. Mẹ có thể sử dụng xà phòng dạng nhẹ, không mùi. Sau đó để da bé khô tự nhiên hoặc sử dụng máy sấy ở chế độ thấp. Mẹ cũng có thể để bé nằm chơi không tã một lúc trong cũi hoặc trên thảm chơi, có thể để một tấm hút nước bên dưới bé nếu có.

dấu-tích.png (2 KB) Trong những trường hợp nổi mẩn nghiêm trong do men nấm, mẹ có thể sử dụng loại kem trị nấm thông thường, tuy nhiên nếu kỹ tính, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Mẹ nên đưa bé đi bác sĩ ngay nếu bé bị hăm tã nhiều ngày hoặc đi kèm với lở loét diện rộng.

Làm sao để ngừa hăm tã?

dấu-tích.png (2 KB) Giữ bé khô, sạch và mát là cách chắc chắn nhất để tránh hăm tã.

dấu-tích.png (2 KB) Thay tã cho bé thường xuyên và lau rửa vùng sinh dục kỹ. Tuy nhiên tránh lau quá mức bằng khăn tay có thể gây ra kích ứng và làm khô da.

 

ham-ta-2.jpg (22 KB)

Mẹ hãy thường xuyên thay tã cho bé

 

dấu-tích.png (2 KB) Đảm bảo tã không quá chật. Chừa chỗ cho không khí lưu thông quanh vùng mông của bé.

dấu-tích.png (2 KB) Nếu mẹ đang cho bé bú, tiếp tục càng lâu càng tốt vì sữa mẹ có tác động đến độ pH trong nước tiểu và phân của bé, làm giảm hăm tã. Bé được bú sữa mẹ và mặc loại tã dùng một lần sẽ ít gặp hăm tã hơn.

Hãy theo dõi Metron.vn thường xuyên để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích mà mẹ đang nuôi con cần biết trong việc chăm sóc bé luôn khỏe mạnh các mẹ nhé !