Không thể phủ nhận được những lợi ích tuyệt vời của sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do vậy các bà mẹ được khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng. Tuy nhiên, đối với những mẹ đi làm lai sau sinh không thể lúc nào cũng có thể ở cạnh cho bé bú, việc duy trì nguồn sữa và điều rất quan trọng và cần thiết. Vậy cách bảo quản sữa và hâm nóng sữa mẹ lâu dài mà vẫn giữ được đầy đủ các chất dinh dưỡng vốn có của sữa cho con yêu là gì? Mẹ hãy cùng Mẹ Tròn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Cách bảo quản sữa mẹ vắt ra
Thời gian trữ sữa
Đối với sữa mẹ, sau khi được vắt ra phải được bảo quản kịp thời để tránh tiếp xúc với vi khuẩn ở xung quanh trong môi trường. Mẹ có thể cho sữa bình sữa hoặc túi trữ sữa cất trong tủ lạnh để bảo vệ sữa mẹ một cách tốt nhất. Thời gian bảo quản sữa mẹ khá dài, cụ thể như sau:
Ở nhiệt độ phòng (trên 26 độ C): Thời gian sử dụng của sữa mẹ tối đa 1 giờ.
Ở nhiệt độ phòng điều hòa (dưới 26 độ C): thời gian sử dụng sữa mẹ tối đa là 6 giờ.
Ở nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh: thời gian sử dụng sữa mẹ tối đa 48 giờ.
Ở nhiệt độ ngăn đá tủ lạnh:
Tủ lạnh loại 1 cửa (tủ loại nhỏ): tối đa là 2 tuần.
Tủ lạnh loại 2 cửa (có cửa riêng cho ngăn đá và ngăn mát): tối đa là 4 tháng
Tủ đông lạnh loại chuyên dụng: thời gian sử dụng sữa mẹ tối đa trong 6 tháng
Đối với sữa mẹ, sau khi được vắt ra phải được bảo quản kịp thời
Đối với sữa mẹ sau khi vắt ra, nếu không sử dụng biện pháp bảo quản nào mẹ cũng không nên để sữa quá 1 tiếng và tuyệt đối không cho bé bú lại sữa thừa.
Cách trữ sữa mẹ tiết kiệm chỗ trong ngăn đá
Sử dụng túi trữ sữa hoặc bình sữa có bán sẵn chuyên dùng để tích sữa mẹ.
Sử dụng túi trữ sữa hoặc bình sữa có bán sẵn chuyên dùng để bảo quản sữa mẹ
Mẹ ép hết không khí ra khỏi túi sữa, hàn kín miệng túi, xếp túi sữa nằm ngang trong 1 hộp nhựa đậy kín. Trên mỗi bình trữ sữa, hoặc túi trữ sữa, dán băng keo giấy, hoặc bút lông để ghi ngày tháng hút/vắt lên túi sữa đó.
Có thể góp sữa vắt nhiều lần trong ngày (trong 24 giờ) vào cùng 1 bình/túi trữ lạnh/đông.
Nên góp sữa nhiều cữ với nhau khi đã để ngăn mát lạnh đến cùng nhiệt độ. Ngày giờ của túi sữa góp được tính theo giờ của cữ đầu tiên.
Xếp nhiều túi nằm chồng lên nhau trong một hộp nhựa đậy kín trong ngăn đá. Mẹ có thể dọn một phần ngăn đá để trữ sữa, phần còn lại vẫn có thể trữ các loại thực phẩm gia đình khác.
Mẹ cần tuân thủ quy tắc sắp xếp "cũ ngoài mới trong" để dễ phân biệt, đồng thời đừng quên ghi ngày giờ vắt sữa lên túi cho việc theo dõi thuận tiện hơn.
Mẹ cần tuân thủ quy tắc sắp xếp "cũ ngoài mới trong" để dễ phân biệt và theo dõi thời hạn sử dụng
Cách giữ sữa khi bị cúp điện
Mẹ cần trữ sẵn thùng đá trong nhà phòng khi cúp điện. Khi cúp điện, mẹ chuyển tất cả sữa từ ngăn đông vào trong thùng giữ lạnh, sau đó mua đá cây cho vào để giữ cho sữa không bị tan. Khi nào có điện lai, mẹ chỉ viếc lấy sữa ra và xếp lại vào ngăn đá của tủ lạnh như trước.
Mẹ ghi chú ngày tháng vắt sữa để tiện theo dõi thời hạn của sữa trước khi bảo quản
Cách rã đông và hâm nóng sữa mẹ
Đối với sữa mẹ ở ngăn đá của tủ lạnh:
Trước sử dụng một ngày, mẹ lấy sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát để rã đông nhưng vẫn giữ nhiệt độ tủ lạnh đến khi sữa rã thành chất lỏng hoàn toàn và mẹ có thể hâm theo hai cách sau:
Cách 1: Lấy một lượng sữa vừa đủ cho bé bú cho vào bình sữa, phần còn lại mẹ cất vào ngăn mát tủ lạnh. Cho bình sữa vào tô nước ấm không quá 40 độ C để làm ấm sữa. Mẹ tuyệt đối khoogn được sử dụng lò vi sóng để hâm sữa vì nhiệt độ lò vi sóng khá cao sẽ dẫn đến biến đổi chất trong sữa khi hâm và có thể gây bỏng khi mẹ cho bé bú.
Cách 2:
Cách bảo quản và hâm nóng sữa mẹ tốt nhất đảm bảo an toàn và vệ sinh cho bé đó là sử dụng máy hâm sữa. Thiết bị thông minh này giúp mẹ tiết kiệm thời gian nhanh chóng nhờ chế độ hâm siêu nhanh. Mẹ chỉ cần đặt bình sữa vào máy hâm sữa đã có sẵn nước và vặn nút điều chỉnh đến nhiệt độ thích hợp. Sử dụng máy hâm nóng sữa mẹ không cần phải mất thời gian ngồi canh nhiệt độ của sữa như khi sử dụng phương pháp thủ công giúp mẹ tiết kiệm thời gian làm nhiều việc khác và ở cạnh bên con nhiều hơn.
Hiện nay trên thị trường có dòng máy hâm sữa Philip avent hâm sữa nhanh chóng chỉ mất 4 phút ở nhiệt độ thường là mẹ đã có ngay một bình sữa ấm nóng cho bé thưởng thức ngay. Bên cạnh đó, mẹ có thể làm nóng nước ở nhiệt độ thích hợp để pha sữa cho bé, vì vậy bé có thể dùng ngay sữa ấm mà không mất nhiều thời gian của mẹ. Với các loại sữa cần mức nhiệt độ chính xác thì máy hâm sữa philip aven là lựa chọn tối ưu.
Ngoài ra còn có một số dòng máy hâm sữa hiện đại và vô cùng tiện lợi như máy hâm sữa nuk có khả năng làm nóng siêu nhanh và giữ ấm cực tốt giúp tiết kiệm tối đa thời gian của mẹ và bé chỉ mất 3 phút. Đồng thời máy còn được tích hợp chế độ tự ngắt điện khi nước trong máy đã cạn, tránh để xảy ra các trường hợp cháy, nổ.
Sử dụng máy hâm sữa vô cùng tiện lợi cho mẹ và bé
Đối với sữa để ngăn mát: Mẹ chỉ việc lấy sữa ra và sử dụng một trông hai cách trên để hâm là xong.
Máy hâm sữa philip avent là một trong những sản phẩm bán chạy nhất của thương hiệu đến từ Anh. Tuy ra ít nhiều mẫu mã và có giá bán khác cao nhưng nó vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu và tin dùng của rất nhiều bà mẹ bỉm sữa hiện nay bởi những tính năng vượt trội cùng thiết kế hiện đai nhưng đầy đủ tiện ích cho mẹ khi sử dụng góp phần đem lại bữa ăn thơm ngon cho bé. Mẹ xem thêm tin tức về: "Hướng dẫn mẹ cách sử dụng máy hâm sữa avent an toàn cho bé yêu nhé!"
Những lưu ý quan trọng cho mẹ khi bảo quản và hâm nóng sữa mẹ cho bé
Mẹ chỉ cần lấy vừa đủ lượng sữa vừa ăn cho bé ra hâm nóng. Nếu bé bú thừa mẹ có thể cho vào ngăn mát để bảo quản nhưng tuyệt đối không được trữ đông lại rồi dùng tiếp cũng hư nếu phát hiện thấy sữa có vị chua hoặc mùi hôi cũng tuyệt đối không cho bé bú.
Với sữa trữ trong ngăn đá tủ lạnh, sau khi rã đông có thể được giữ trong ngăn mát tủ lạnh đến 24 giờ nhưng không nên trữ lại vào ngăn đá.
Sữa sau khi trữ lạnh thì lớp chất béo sẽ đóng lại màu trắng đục phía trên bình, vì vậy sau khi hâm mẹ nhớ lắc đều 1 cách nhẹ nhàng để chất béo hòa tan vào sữa.
Mẹ tuyệt đối không hâm sữa ở nhiệt độ quá cao hoặc ngâm trong nước sôi vì nhiệt độ cao sẽ làm mất dinh dưỡng từ sữa.
Sữa sau khi cấp đông thường có mùi lạ như mùi xà phòng, nguyên nhân là do sữa của mẹ có hàm lượng emzim lipase cao. Sữa này không có hại gì cho trẻ, nhưng trẻ thường không thích và từ chối bú.
Để bé không bị khó chịu bởi mùi xà phòng trong sữa mẹ, mẹ có thể đun sữa lên (mẹ lưu ý không để sôi khoảng 82 độ C) để làm tiêu biến bớt số enzim lipase có trong sữa mẹ giúp làm giảm mùi lại trong sữa.
Bảo quản sữa mẹ đúng cách giúp đảm bảo nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ
Mẹ Tròn hi vọng với những mẹo nhỏ trên đây về cách bảo quản sữa và hâm nóng sữa mẹ sau khi vắt ra, chắc chắc sẽ giúp mẹ bổ sung kiến thức và thông tin cần thiết giúp các mẹ có thể an tâm hơn trong hơn việc giữ lại những chất dih dưỡng quý giá nhất cho bé yêu. Hãy theo dõi thường xuyên metron.vn của chúng tôi để cập nhật những thông tin bổ ích về chăm sóc và nuôi dạy con Mẹ nhé!
Mẹ click vào đây để xem những mẫu máy hâm sữa chất lượng nhất >> http://metron.vn/do-dung-cho-me/may-ham-sua/
MẸ TRÒN - Hệ thống cửa hàng đồ dùng cho bé và mẹ
Hotline: 093 876 4994 - 028.62766186
Website: http://www.metron.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/metron.vn/