Hotline: 0938 76 4994 / (8h - 21h kể cả thứ 7, CN)
0
Giỏ hàng 0 đ

Làm gì khi bé trào ngược dạ dày?

16/06/2017
1037 lượt xem

Thế nào là trào ngược?

Trào ngược là khi thức ăn bị đẩy ngược từ dạ dày về thực quản, gây ra nôn trớ ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên diễn ra thường xuyên, có thể bé đã bị trào ngược dạ dày. Hầu hết các bé đều gặp phải hiện tượng này trong năm đầu đời. Tuy nhiên, nếu bé bú nhiều sữa trong ngày hoặc nôn nhiều hơn vài lần trong ngày, đó có thể là một vấn đề gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

 

trao-nguoc-da-day.gif (138 KB)

Hầu hết các bé đều gặp phải hiện tượng trào ngược trong năm đầu đời

 

Nguyên nhân gây trào ngược ở trẻ?

Dạ dày của bé chưa phát triển hoàn thiện: Trẻ sơ sinh có dạ dày nằm ngang và cao hơn so với dạ dày người lớn. Bên cạnh đó các cơ co thắt hai đầu dạ dày sẽ mở ra khi có thức ăn đi qua và đóng kín lại khi dạ dày co bóp nhào trộn thức ăn. Nhưng vì hoạt động chưa ổn định nên thay vì đóng kín nó lại hở ra khiến thức ăn trào ra và đi ngược lên trên.

Làm gì khi bé trào ngược dạ dày?

Hầu hết các bé sơ sinh đều có hiện thượng khó chịu, nôn trớ trong hoặc sau khi ăn trong những năm đầu đầu đời và bé tự khỏi khi bé được ba tuổi. Để giảm tránh trào ngược dạ dày ở trẻ, mẹ nên chi nhỏ thức ăn và chia thành nhiều bữa để giữ cho dạ dày của trẻ không phải chứa quá nhiều thức ăn cùng một lúc. Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung thêm ngũ cốc cho sữa mẹ hoặc sữa bột có thể làm giảm triệu chứng trào ngược.

 

trao-nguoc-da-day-2.gif (90 KB)

Bổ sung thêm ngũ cốc cho sữa mẹ hoặc sữa bột có thể làm giảm triệu chứng trào ngược

 

Nên cho bé bú trong tư thế cao đầu, cũng không được nâng bé lên xuống sau khi bú/ăn. Sau khi bú xong, trẻ nên được đặt nằm đầu cao khoảng 30 độ là tư thế giúp giảm triệu chứng trào ngược, cho bé ợ hơi khi bú hết một bên ngực, việc ợ hơi thường xuyên có thể làm giảm các triệu chứng trào ngược.

 

trao-nguoc-da-day-1.gif (34 KB)

Giữ thẳng người của trẻ sau khi cho bé ăn

 

Các bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc chống trào ngược giống như người lớn dùng thuốc cho chứng ợ nóng.. Điều quan trọng cần lưu ý rằng trẻ em khỏe mạnh dùng thuốc này thể phải đối mặt với nguy cơ tăng các bệnh nhiễm trùng đường ruột và hô hấp. Vì vậy mẹ không nên cho bé dùng bất cứ loại thuốc nào nếu như chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Mẹ cũng có thể đề nghị các bác sĩ sử dụng đầu dò pH được đưa vào thực quản để đo mức pH của dịch dạ dày vào thực quản.

Ngoài ra, còn có nhiều cách khác để đánh giá trào ngược bao gồm: chụp X-quang thực quản, phần trên của hệ thống tiêu hóa.

Hãy theo dõi Metron.vn thường xuyên để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích mà mẹ đang nuôi con cần biết trong việc chăm sóc bé luôn khỏe mạnh các mẹ nhé !