Hen suyễn là gì?
Bệnh hen suyễn là dấu hiệu bị viêm và hẹp đường thở dẫn đến khó thở. Bệnh hen suyễn có thể gây ra do các tác nhân gây dị ứng như: Phấn hoa, bào tử nấm mốc, lông động vật; các chất gây ô nhiễm đường hô hấp gồm khói bụi và thuốc lá hay mùi sơn thì tình trạng co hẹp đường thở càng gia tăng mạnh. Cơn hen cũng có thể xảy ra ở trẻ đang bị nhiễm trùng đường hô hấp do virus hay đôi khi là do tập thể dục quá sức hoặc hít phải không khí lạnh.
Bị hen suyễn sẽ khiến bé ho rất nhiều
Mặc dù hen suyễn được xem là bệnh mãn tính nhưng nếu được theo dõi và chăm sóc điều trị cẩn thận, hầu hết trẻ đều có cuộc sống hoàn toàn bình thường và năng động. Bệnh sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên và đường thở mở rộng hơn.
Một số dấu hiệu của hen suyễn?
Bé bị hen suyễn nếu mẹ thấy bé ho rất nhiều (đặc biệt là vào ban đêm) hoặc có các chứng dị ứng. Nếu trong gia đình từng có người bị bệnh này, mẹ hãy nên cảnh giác vì rất có thể bé sẽ bị chứng bệnh này.
Hạn chế cho bé ăn thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, đậu phộng…để tránh gây hen suyễn nặng
Trẻ bị hen suyễn sẽ gặp phải các triệu chứng như: Thở nhanh, ho dai dẳng, thở khò khè, khi thở ra có tiếng rít hoặc nghe như bé huýt sáo. Co rút các sơ xung quanh xương sườn, lỗ mũi mở rộng khi thở mệt mỏi, da xanh xao.
Nếu mẹ quan sát thấy bé có các triệu chứng của hen suyễn hoặc khó thở, các xương cổ, xương sườn hoặc bụng của bé co rút lại khi hít vào hoặc rên khi thở, mẹ hãy gọi ngay bác sĩ. Nếu thấy môi hoặc ngón tay bé xuất hiện màu xanh hoặc bé kích động do không thở được, mẹ cũng nên liên hệ ngay bác sĩ.
Bé bị cảm lạnh cũng thường có những dấu hiệu như khò khè nhưng nếu trẻ mắc phải tình trạng ho mãn tĩnh ban đêm, thì rất có thể bé sẽ bị hen suyễn.
Mẹ cần làm gì nếu bé bị hen suyễn?
Nếu bé bị chuẩn đoán là bị hen suyễn, bác sĩ của con sẽ bàn với mẹ về phương pháp điều trị để hạn chế cũng như kiểm soát bệnh. Bé sẽ được bác sĩ kê thuốc dạng hít để làm giãn khí quản giúp bé dễ thở, các loại thuốc kháng viêm để giảm viêm đường hô hấp. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ cho mẹ những lời khuyên khác như:
Hạn chế sử dụng máy lạnh thay vào đó mẹ có thể sử dụng máy tạo hơi ẩm trong phòng bé, khi ngủ có thể kê đầu và cổ bé khoảng 30 độ để giúp bé dễ thở hơn.
Sữa mẹ làm giảm nguy cơ bị hen suyễn ở trẻ nhỏ
Xét nghiệm dị ứng cũng rất hữu ích bởi kết quả xét nghiệm sẽ giúp xác định những tác nhân có thể khiến bé dị ứng. Từ đó, bố mẹ xem xét loại bỏ những tác nhân gây dị ứng như: thảm sàn, rèm cửa và thú nhồi bông trong phòng của trẻ để giảm bụi, hạn chế tiếp xúc với những động vật dễ rụng lông. Mẹ cũng cần hướng dẫn cho người giữ trẻ về bệnh hen suyễn và cách chăm sóc trẻ. Hạn chế cho bé ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, đậu phộng, sữa bò, lúa mì…
Hãy theo dõi Metron.vn thường xuyên để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích mà mẹ đang nuôi con cần biết trong việc chăm sóc bé luôn khỏe mạnh các mẹ nhé !