Hotline: 0938 76 4994 / (8h - 21h kể cả thứ 7, CN)
0
Giỏ hàng 0 đ

Những trường hợp nhiễm trùng phổ biến nhất trong thai kỳ mẹ cần biết

13/06/2017
1067 lượt xem

Dưới đây là ba trong số những trường hợp nhiễm trùng phổ biến nhất trong thời kỳ mang thai mà mẹ cần biết để phòng tránh hoặc có những phương pháp xử lý kịp thời.

1. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Đây là loại nhiễm trùng thông thường nhất trong thời kỳ mang thai. Thời gian mang thai khiến bàng quang bị chèn ép nên không kiểm soát được việc tiểu tiện nên dễ dẫn đến rò tiểu và nhiễm trùng đường tiểu. Với phụ nữ mang thai, bệnh thường xuất hiện vào đầu tháng tư của thai kì.

 

nhiem-trung-duong-tiet-nieu-khi-mang-thai.jpg (36 KB)

Điều trị triệt để khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu để không nguy hiểm cho mẹ bầu

 

Nếu mắc phải bệnh này, mẹ cần chữa trị sớm để tránh ảnh hưởng xấu đến thận và khiến bạn sinh non.

Bệnh có thể chia ra làm ba mức độ nặng nhẹ:

dau-stick.jpg (2 KB) Thể nhiễm khuẩn: Không có triệu chứng rõ ràng, khó phát hiện, lúc này vi khuẩn đã xâm nhập và phát triển ở đường tiết niệu gây viêm thận, bể thận nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

dau-stick.jpg (2 KB) Thể viêm bàng quang: Lúc này vi khuẩn đã bắt đàu phát triển rộng ra ở niệu đạo. Mẹ sẽ có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, bí tiểu hoặc tiểu nhiều thậm chí đi tiểu ra máu.

dau-stick.jpg (2 KB) Viêm thận, bể thận cấp: Đây là thể nặng nhất của viêm đường tiết niệu. Cùng với các triệu chứng trên, người bệnh thường sốt cao, tim đập nhanh, rét run, mệt mỏi. nôn ói,… Lúc này cơ thể thai phụ suy nhược nhanh dẫn tới suy hô hấp, suy tuần hoàn gây suy thai và có thể dẫn đến sinh non.

Triệu chứng của bệnh

dấu-tích.png (2 KB) Mẹ cảm thấy đau hoặc nóng rát khi đi tiểu

dấu-tích.png (2 KB) Số lần đi tiểu tăng lên nhiều hơn trong ngày

dấu-tích.png (2 KB) Buồn nôn và nôn ói ( triệu chứng này thường nhầm với ốm nghén)

dấu-tích.png (2 KB) Mẹ cảm thấy đau lưng, đau xương chậu và bụng

dấu-tích.png (2 KB) Ngoài ra, mẹ còn thấy run người, ớn lạnh, nóng sốt cùng với đổ mồ hôi.

Phòng và điều trị bệnh: Mẹ cần thường xuyên kiểm tra nước tiểu khi đi khám thai. Mẹ không nên cố nhịn khi muốn đi tiểu, và nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp và vệ sinh vùng âm đạo, hậu môn hàng ngày và sau khi đại tiện. Ngoài ra mẹ cần uống nhiều nước để giúp nước tiểu không bị cô đặc để phòng ngừa sỏi tiết niệu.

2. Viêm âm đạo do vi khuẩn (BV)

Là loại nhiễm trùng âm đạo rất phổ biến ở các mẹ khi mang thai do sự phát triển quá mức của vi khuẩn trú ngụ trong âm đạo. Viêm âm đạo có thể khiến mẹ sinh non hoặc thai nhi sẽ nhẹ cân sau sinh.

 

viem-am-dao.jpg (41 KB)

Viêm âm đạo có thể khiến mẹ sinh non hoặc thai nhi sẽ nhẹ cân sau sinh

 

Triệu chứng của bệnh:

1481icon-bong-hoa-xanh.png (50 KB) Dịch âm đạo có màu xám trắng, có mùi hôi và tanh

1481icon-bong-hoa-xanh.png (50 KB) Khi tiểu sẽ nóng rát và đau

1481icon-bong-hoa-xanh.png (50 KB) Tuy nhiên, có một số phụ nữ mang thai khi mắc bệnh lại không nhận thấy triệu chứng nào xuất hiện.

Phòng ngừa và điều trị bệnh:

Nếu nhận thấy dấu hiệu của bệnh, mẹ cần ngừng việc quan hệ tnhf dục và đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị sớm. Dựa vào tình trạng sức khỏa của mẹ và thai nhi, bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp.

3. Nhiễm nấm men trong thời kỳ mang thai

Nhiễm trùng nấm men là một loại phổ biến của nhiễm trùng âm đạo và đặc biệt phổ biến ở phụ nữ mang thai. Các bệnh nhiễm trùng còn gọi là viêm âm đạo monilial hoặc candida âm đạo, gây ra bởi nấm Candida, phổ biến nhất là Candida albicans. Nhiễm nấm men sẽ không làm ảnh hưởng thai nhi, nếu mẹ bị nhiễm trùng sau sinh thì bé sẽ có nguy cơ nhiễm nấm khá cao do chui qua ống sinh và thường bị bệnh tưa miệng. Chúng đặc trưng bởi những đốm trắng trên mặt, vòm miệng và đôi khi trên lưỡi. Tình trạng này là không nghiêm trọng và được điều trị dễ dàng.

 

nhiem-nam-men.jpg (32 KB)

Nếu mẹ bị nhiễm trùng sau sinh thì bé sẽ có nguy cơ nhiễm nấm khá cao

 

Triệu chứng của bệnh

dau-stick.jpg (2 KB) Mẹ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, đau nhức, đỏ trong âm đạo và môi của âm hộ thậm chí sưng

dau-stick.jpg (2 KB) Dịch âm đạo tiết ra có màu trắn, kem

dau-stick.jpg (2 KB) Đau khi quan hệ tình dục

dau-stick.jpg (2 KB) Đau rát khi đi tiểu và khi nước tiểu chạm bộ phận sinh dục

Phòng và điều trị bệnh

dấu-tích.png (2 KB) Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

dấu-tích.png (2 KB) Mặc đồ lót cotton thoáng khí, tránh quần bó.

dấu-tích.png (2 KB) Sau khi bơi không nên mặc đồ ướt quá lâu và thay đổi quần lót của bạn sau khi tập luyện nếu bạn ra mồ hôi.

dấu-tích.png (2 KB) Hãy thử ngủ mà không có đồ lót vào ban đêm để thoáng khí ở bộ phận sinh dục của bạn.

dấu-tích.png (2 KB) Tránh tắm với xà phòng thơm, bột giặt có mùi thơm vì có thể gây kích thích bộ phận sinh dục gây khó chịu.

dấu-tích.png (2 KB) Làm sạch vùng sinh dục của bạn nhẹ nhàng với nước ấm. (Không bao giờ thụt rửa khi mang thai.)

dấu-tích.png (2 KB) Luôn luôn lau từ trước ra sau.

dấu-tích.png (2 KB) Ăn sữa chua vì chúng có chứa Lactobacillus acidophilus, mà về mặt lý thuyết có thể giúp duy trì sự cân bằng vi khuẩn thích hợp trong ruột và âm đạo của bạn.

Hãy theo dõi Metron.vn thường xuyên để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích mà mẹ mang thai cần biết trong việc chăm thai kỳ luôn khỏe mạnh các mẹ nhé !