Hotline: 0938 76 4994 / (8h - 21h kể cả thứ 7, CN)
0
Giỏ hàng 0 đ

Những thay đổi cơ thể của mẹ khi mang thai

14/06/2017
1005 lượt xem

Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ trải qua những thay đổi đáng kể có thể khiến mẹ ngạc nhiên, sự thay đổi này phù hợp để thai nhi phát triển và lớn lên từng ngày trước khi chào đời. Dưới đây, Mẹ Tròn sẽ giúp các mẹ bầu cho cái nhìn chi tiết hơn về những thay đổi của cơ thể mình khi mang thai.

Tóc dày và bóng hơn

Tóc dày hơn không phải vì tóc mọc ra nhiều hơn mà là vì tóc sẽ rụng ít hơn bình thường vì vậy mẹ tha hồ tận hưởng mái tóc đang đang dày và bóng hơn lúc này. Nếu mẹ có mái tóc bù xù và dễ rối, mẹ hãy nhờ thợ cắt tóc để tỉa tóc mỏng bớt đi.

 

nhung-bien-doi-co-the-khi-mang-thai-2.jpg (163 KB)

Tóc mẹ bầu trở nên dày và bóng hơn

 

Những thay đổi khi mang thai của mái tóc sẽ không kéo dài mãi. Sau khi sinh bé, me sẽ rụng bớt lượng tóc dư này, đôi khi rụng cả nắm tóc một lần.

Lông mọc nhiều hơn

Do lượng hormone giới tính androgens thay đổi có thể khiến lông mọc ở cằm, môi trên, hàm, và lưng. Bạn có thể dùng nhíp, waxing hay dao cạo râu để giải quyết những thay đổi tạm thời này một cách an toàn.

Móng tay của mẹ mọc nhanh hơn

 

nhung-bien-doi-co-the-khi-mang-thai-3.jpg (211 KB)

Móng tay mọc dài và nhanh hơn bình thường

 

Khi mang thai, móng tay của mẹ ra nhanh hơn bình thường và có thể thay đổi cấu trúc như cứng hơn, mềm hơn hoặc dễ gãy hơn. Mẹ có thể bảo vệ bằng cách đeo găng tay cao su khi rửa chén, dọn dẹp và dùng kem dưỡng ẩm nếu bị gãy móng.

Da thay đổi

Một số phụ nữ, da của họ sẽ đẹp hơn khi mang thai, nhưng một số khác lại thấy da trở nên xấu đi như bị mun trứng cá. Mẹ có thể dùng sửa rửa mặt dùng cho mẹ bầu rửa hai lần một ngày hoặc nhờ đến bác sĩ tư vấn để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Rạn da

Rạn da là một trong những thay đổi khi mang thai thường gặp nhất. Khi mang thai bụng của mẹ sẽ to dần lên để vừa với kích cỡ đang tăng lên từng ngày của thai nhi sẽ khiến bụng mẹ xuất hiện những đường nứt đỏ ở phần mô dưới.

 

ran-da.jpg (16 KB)

Các vết rạn da sẽ bắt đầu xuất hiện dày hơn khi bụng mẹ lớn dần lên

 

Các vết rạn này sẽ mất dần và gần như mất hẳn trong vòng 6 đến 12 tháng sau khi sinh. Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong mức độ đàn hồi tự nhiên của da và việc có tạo ra tình trạng rạn da hay không

Da bị sạm đi

 

sam-da.jpg (46 KB)

Mẹ cần bảo vệ da bằng kem chống nắng dahf dành cho mẹ bầu để tránh sạm da

 

Lượng hắc sắc tố melanin tăng có thể gây ra những vùng da sẫm màu trên mặt bạn. Mẹ cần bảo vệ da bằng kem chống nắng có thành phần bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB. Nên đội mũ rộng vành và tránh ánh nắng mặt trời lúc gay gắt nhất

Quầng vú và nhũ hoa sẫm màu hơn và lớn hơn

Mẹ sẽ nhận thấy nhũ hoa và quầng vú sẽ bị sẫm màu hơn và trở nên lớn hơn hơn. Những nốt sần trên quầng vú cũng trở nên rõ rệt hơn. Đây là các tuyến tạo đầu vú giúp chống lại vi khuẩn và bôi trơn da.

Bàn chân mẹ lớn hơn

Sự giãn ra của các dây chằng ở bàn chân có thể khiến chân mẹ to ra, và hầu như chân sẽ không nhỏ lại sau khi sinh.

 

nhung-bien-doi-co-the-khi-mang-thai-4.jpg (98 KB)

Mẹ cần sử dụng những đôi giày đế thấp, vừa vặn và thoải mái cho đôi chân

 

Phù chân có thể khiến đôi giày trở nên chật nhưng tình trạng này sẽ không còn sau khi bạn sinh bé. Điều mẹ nên làm là mua những đôi giày thoải mái và vừa với chân.

Hãy theo dõi Metron.vn thường xuyên để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích mà mẹ mang thai cần biết trong việc chăm thai kỳ luôn khỏe mạnh các mẹ nhé !