Hotline: 0938 76 4994 / (8h - 21h kể cả thứ 7, CN)
0
Giỏ hàng 0 đ

Những kiến thức sinh mổ mẹ cần biết

14/06/2017
1226 lượt xem

Đa số các mẹ bầu đều không có cái nhìn thiện cảm đối với việc sinh mổ. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của y học hiện đại, nhiều mẹ có thể chọn cho mình biện pháp sinh mổ để thoát khỏi ám ảnh không nỗi đau nào bằng đau đẻ. Dưới đây, Mẹ Tròn sẽ mách mẹ những bí mật sẽ xảy ra khi mẹ sinh mổ.

Tỷ lệ sinh mổ của bạn là bao nhiêu ?

 

sinh-mo-1.jpg (141 KB)

Tỷ lệ sinh mổ ở Việt Nam lên tới 40 đến 60%

Ở Mỹ có khoảng 33% phụ nữ mang thai sinh con bằng phương pháp mổ lấy thai, còn ở Việt Nam tỷ lệ này lên tới 40 – 60%. Đa số trường hợp là do được bác sĩ chỉ định, một số khác do yêu cầu của mẹ bầu những cũng có trường hợp bắt buộc phải mổ lấy thai vì những tình huống không lường trước xảy ra ngoài dự đoán

Vì sao mẹ cần phải mổ lấy thai ?

Có rất nhiều nguyên nhân buộc mẹ phải mổ lấy thai. Dưới đây là những nhóm thai phụ có thể sẽ phải sinh mổ nếu ở trong một trong những trường hợp sau:

icon-hoa-tim.png (1.13 MB) Mẹ đã từng sinh mổ với vách rạch dọc theo tử cung hoặc đã từng sinh mổ nhiều hơn một lần. nếu bé đầu tiên mẹ sinh mổ với một vết rạch nằm ngang thì bé thứ hai mẹ vẫn có thể sinh thường.

icon-hoa-tim.png (1.13 MB) Mẹ từng trải qua các cuộc phẫu thuật tử cung xâm lấn như cắt bỏ u xơ tử cung

icon-hoa-tim.png (1.13 MB) Mẹ mang đa thai, một số cặp song sinh có thể sinh thường nhưng phần lớn mang thai đều đòi hỏi phải sinh mổ.

icon-hoa-tim.png (1.13 MB) Thai nhi quá lớn không thể sinh thường.

icon-hoa-tim.png (1.13 MB) Ngôi thai mông (mông ra trước) hoặc ngôi ngang (nằm chắn ngang tử cung). Trong một số trường hợp chẳng hạn như khi mẹ mang song sinh, bé đầu tiên ở vị trí đầu xoay xuống, những đứa thứ hai lại ngược lại thì bé ở vị trí ngược này vẫn có thể sinh thường.

icon-hoa-tim.png (1.13 MB) Mẹ bị nhau tiền đạo, nhau thai quá thấp trong tử cung, có thể trùm lên cổ tử cung

icon-hoa-tim.png (1.13 MB) Bé của mẹ mắc bệnh hoặc bị dị tật khiến việc sinh thường trở nên nguy hiểm.

icon-hoa-tim.png (1.13 MB) Mẹ dương tính với HIV và xét nghiệm máu gần cuối thai kỳ cho thấy mẹ có lượng virus cao.

Một ca sinh mổ sẽ diễn ra như thế nào ?

 

sinh-mo.jpg (176 KB)

Mẹ sẽ được tiêm gây tê ngoài màng cứng hay gây tê cột sống trước khi mổ lấy thai

 

Đầu tiên các bác sĩ sẽ nối ống truyền tĩnh mạch cho mẹ và cả một ống thông đường tiểu để dẫn nước ra trong quá trình phẫu thuật. Mẹ sẽ được tiêm gây tê ngoài màng cứng hay gây tê cột sống, khiến nửa dưới cơ thể bị tê đi nhưng đầu óc vẫn tỉnh táo và nhận biết được xung quanh. Một tấm màn sẽ che khuất để mẹ không nhìn thấy những thao tác diễn ra. Bác sĩ sẽ rạch một đường qua màng bụng và tử cung để lấy em bé ra, đưa đến gần để mẹ có thể nhìn thấy bé trước khi chuyển bé sang cho y tá. Bé sẽ được cắt nhau, kiểm tra sức khỏe bước đầu. Việc khâu vết mổ sẽ mất thời gian hơn lúc lấy bé ra, có thể kéo dài tới 30 phút. Khi ca phẫu thuật hoàn tất, mẹ sẽ được đưa về phòng hồi sức, nơi mẹ sẽ có thể ôm bé và cho bé bú nếu muốn.

Hãy theo dõi Metron.vn thường xuyên để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích mà mẹ mang thai cần biết trong việc chăm thai kỳ luôn khỏe mạnh các mẹ nhé !