Hotline: 0938 76 4994 / (8h - 21h kể cả thứ 7, CN)
0
Giỏ hàng 0 đ

Mẹ đã hiểu rõ về hội chứng tiền sản giật

14/06/2017
934 lượt xem

Tiền sản giật là triệu chứng nghiêm trọng thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, tỉ lệ 3 -8%. Mẹ được cho là có triệu chứng tiền sản giật nếu bị huyết áp cao sau tuần thứ 20 cùng với các triệu chứng khác như xét nghiệm thấy có đạm trong nước tiểu. 

 

tien-san-giat-1.jpg (54 KB)

Mẹ tuyệt đối không nên xem nhẹ các triệu chứng của tiền sản giật

 

Hầu hết những phụ nữ bị tiền sản giật có xuất hiện những triệu chứng nhẹ gần ngày sinh nở, nếu tiền sản giật trở nên nặng có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể và gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Cách xử lý duy nhất đó là bác sĩ sẽ chỉ định chấm dứt thai kỳ để cải thiện tình trạng trên.

Các triệu chứng của tiền sản giật là gì ?

Mẹ cần nắm được các triệu chứng của tiền sản giật vì chúng có thể xuất hiện đột ngột và lúc này mẹ cần đến ngay bác sĩ  nếu nhận thấy các dấu hiệu nguy hiểm sau đây:

dấu-tích.png (2 KB) Mẹ bị sưng ở mặt hoặc sưng húp quanh mắt, sưng phù bàn tay, sưng đột ngột hoặc sưng nặng ở bàn chân hay mắt cá chân.

dấu-tích.png (2 KB) Tăng cân nhanh đọt ngột hơn 2kg/ tuần

dấu-tích.png (2 KB) Nhức đầu dữ dội hoặc dai dẳng

dấu-tích.png (2 KB) Thị lực kém, mắt nhìn mờ, nhìn thấy đốm sáng hoặc điểm sáng nhấp nháy, nhạy cảm với ánh sáng, hoặc mất thị lực tạm thời

dấu-tích.png (2 KB) Đau vùng bụng trên dữ dội , buồn nôn và ói mửa.

Tiền sản giật có thể xảy ra khi không có bất cứ triệu chứng nào cụ thể đặc biệt khi mẹ ở giai đoạn đầu. Vì vậy khi đi khám thai đều đặn để bác sĩ kịp thời phát hiện tiền sản giật bằng các xét nghiệm và thiết bị y khoa chuyên dụng.

Điều gì sẽ làm tăng nguy cơ tiền sản giật ?

Tiền sản giật thường xảy ra hơn trong thời gian mẹ mang thai lần đầu, những phụ nữ đã từng bị tiền sản giật sẽ có khả năng lặp lại ở lần mang thai tiếp theo. Nếu mẹ gặp phải những vấn đề dưới đây sẽ có nguy cơ bị tiền sản giật:

icon-hoa-tim.png (1.13 MB) Cao huyết áp mãn tính

icon-hoa-tim.png (1.13 MB) Mắc phải những chứng rối loạn như máu khó đông, tiểu đường, hay bị thận, bệnh tự miễn dịch (ở ngoài da)

icon-hoa-tim.png (1.13 MB) Có họ hàng gần như bà, mẹ, cô, dì hay chị em ruột… bị tiền sản giật

icon-hoa-tim.png (1.13 MB) Béo phì (có chỉ số cơ thể ở mức 30 hoặc hơn)

icon-hoa-tim.png (1.13 MB) Mang song thai hoặc đa thai

icon-hoa-tim.png (1.13 MB) Phụ nữ trên 40 tuổi

Cách nào giúp mẹ phòng tránh chứng tiền sản giật ?

 

tien-san-giat.jpg (103 KB)

Mẹ cần nghỉ ngơi và khám thai định kỳ đều đặn để đàm bảo sức khỏe cho mẹ và bé

Một số nghiên cứu đề nghị mẹ dùng thêm canxi, vitamin và dùng aspirin liều thấp có thể giúp ích nhưng vẫn chưa có kết luận chính thức. Điều mẹ nên làm là chăm sóc tốt cho bản thân thật tốt và khám thai định kỳ đều đặn. Điều quan trọng nhất là mẹ cần nhận thức được những triệu chứng của tiền sản giật để nhanh chóng thông báo với bác sĩ và được điều trị càng sớm càng tốt.

Hãy theo dõi Metron.vn thường xuyên để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích mà mẹ mang thai cần biết trong việc chăm thai kỳ luôn khỏe mạnh các mẹ nhé !