Khi bé được 27 đến 35 tuần tuổi, mẹ cần phải đến gặp bác sĩ hai tuần một lần và một tháng trước khi sinh sẽ là mỗi tuần một lần.
Trong các buổi khám thai định kì ở 3 tháng cuối, bác sĩ sẽ làm gì ?
Khám thai ba tháng cuối thai kỳ rất quan trọng
- Thăm hỏi về sức khỏe và tâm trạng của mẹ bầu, tiếp tục theo dõi những vấn đề bất thường đã được phát hiện ở lần khám thai trước đó (nếu có). Bác sĩ sẽ tìm hiểu xem mẹ có gặp phải các cơn co thắt, chảy máu âm đạo, có ra dịch bất thường, đau đầu hay cảm thấy lo lắng hoặc chán nản. Mẹ hãy cho bác sĩ biết tất cả những triệu chứng đáng ngờ khác.
- Hỏi về các chuyển động của bé: Mẹ hãy thông báo ngay với bác sĩ nếu cảm thấy em bé ít hoạt động hơ so với bình thường vì ở ba tháng cuối thai kỳ, mẹ có thể sẽ được yêu cầu đếm các chuyển động của bé ở một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày.
- Bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng và xét nghiệm nước tiểu để tìm hiểu xem mẹ có dấu hiệu tiền sản hay không, có bị nhiễm trùng đường tiết niệu và các vấn đề khác. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ đo huyết áp, kiểm tra mắt cá chân, bàn tay và khuôn mặt mẹ xem có bị phù hay không.
- Kiểm tra nhịp tim của bé và làm một bài kiểm tra bụng để ước tính kích thước và vị trí của bé. Bác sĩ sẽ đo khoảng cách giữa xương mu và chóp tử cung để xem liệu tốc độ tăng trưởng của bé có bình thường hay không.
- Kiểm tra cổ tử cung của mẹ: Bác sĩ thường sẽ không thực hiện thao tác này mỗi lần khám, trừ khi họ lo lắng về một vấn đề cụ thể, chẳng hạn như sinh non. Nếu mẹ đã quá ngày dự sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung của mẹ để quyết định xem có nên hay không nên thực hiện các biện pháp giục sinh.
- Bác sĩ sẽ cho mẹ biết mẹ cần theo dõi những vấn đề gì trong 3 tháng cuối thai kỳ như: Thông tin về các dấu hiệu sinh non và tiền sản giật, cũng như các dấu hiệu cảnh báo khác Khi ngày dự sinh gần kề, bác sĩ sẽ thảo luận về những dấu hiệu sắp sinh và cho mẹ biết khi nào cần liên lạc.
- Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm thuận lợi để mẹ có bất cứ thắc mắc gì hãy trao đổi với bác sĩ. Mẹ nên cùng chồng lập trước danh sách những câu hỏi và mang theo khi đi khám.
- Thảo luận về các vấn đề sau khi sinh, ví dụ như mẹ có muốn cho con bú sữa mẹ hoặc cắt bao quy đầu cho bé trai hay không, hay những vấn đề khác như cách tránh thai sau sinh.
Những xét nghiệm của 3 tháng cuối thai kỳ mẹ cần nắm rõ:
Mẹ cần thực hiện những xét nghiệm quan trọng trong giai đoạn này
Xét nghiệm dung tích hồng cầu (Hematocrit / hemoglobin): Đây là xét nghiệm để phát hiện xem mẹ bầu có thiếu máu hay không và lặp đi lặp lại đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ. Nếu mẹ đã được xét nghiệm khi kiểm tra đường huyết và cho kết quả bình thường, có thể không cần phải lặp lại xét nghiệm dung tích hồng cầu.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: Mẹ sẽ tạm thời yên tâm nếu có kết quả xét nghiệm đường huyết bình thường trong thời gian từ tuần thai 23 đến 27. Nhưng nếu kết quả bất thường và mẹ chưa thực hiện xét nghiệm bạn cần thực hiện ngay vào lúc này.
Xét nghiệm kháng thể Rh: Nếu mẹ đang Rh âm, xét nghiệm sẽ được lặp và mẹ sẽ được tiêm globulin miễn dịch Rh vào tuần thứ 27. Trong trường hợp không may nếu máu em bé lẫn vào máu của bạn, các globulin miễn dịch Rh sẽ ngăn cơ thể mẹ phát triển các kháng thể có khả năng gây nguy hiểm cho con trong tương lai hoặc thậm chí ngay chính lúc này. Đặc biệt, nếu cha của bé cũng có kết quả xét nghiệm Rh âm như mẹ thì bé cũng có Rh âm tính, và mẹ sẽ không cần tiêm globulin miễn dịch Rh.
Các xét nghiệm về nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục: Bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch cổ tử cung để kiểm tra xem có dấu hiệu của bệnh chlamydia và bệnh lậu không và xét nghiệm máu để xem có mắc bệnh giang mai. Mẹ cũng cần xét nghiệm HIV lần nữa nếu gặp bất kỳ nguy cơ lây nhiễm nào kể từ lần xét nghiệm đầu tiên. Việc phát hiện sớm sẽ giúp bác sĩ đưa ra những cách điều trị làm giảm đáng kể nguy cơ truyền bệnh cho em bé.
Xét nghiệm strep nhóm B: Trong khoảng từ 34 đến 36 tuần, bạn sẽ được kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) trong âm đạo và trực tràng. Trong trường hợp kết quả dương tính, mẹ cũng sẽ không được tiến hành điều trị ngay bởi vì việc này không đảm bảo rằng các vi khuẩn sẽ không trở lại. Mà thay vào đó mẹ sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh khi sinh nở.
Kiểm tra tình trạng sinh lý và sức khỏe của bé: Nhằm kiểm tra tình trạng thai nhi nếu mẹ bị một số biến chứng thai kỳ hoặc đã quá ngày dự sinh.
Hãy theo dõi Metron.vn thường xuyên để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích mà mẹ mang thai cần biết trong việc chăm thai kỳ luôn khỏe mạnh các mẹ nhé !