Đối với những phụ nữ lần đầu làm mẹ, thời gian chuyển dạ có thể kéo dài đến 15 giờ nhưng có một số trường hợp kéo dài đến 20 giờ. Những phụ nữ sinh thường trung bình sẽ mất khoảng 8 giờ.
Toàn bộ quá trình chuyển dạ được chia thành 3 giai đoạn chính như sau:
1. Giai đoạn đầu
Khi mẹ bắt đầu nhận các cơn co thắt dần dần giãn ra làm cổ tử cung của mẹ sẽ nở từ từ cho đến khi cổ tử cung hoàn toàn giãn ra. Giai đoạn này được chia thành hai thời kỳ đó là thời kỳ chuyển dạ sớm và thời kỳ chuyển dạ tích cực.
Các cơn co thắt dần dần giãn ra làm cổ tử cung của mẹ sẽ nở từ từ
Rất khó có thể xác định được chính xác khi bắt đầu quá trình chuyển dạ sớm. bởi vì những cơn co thắt khi chuyển dạ sớm thường khó phân biệt được với những cơn gò Braxton Hicks mà mẹ vẫn cảm thấy trong ba tháng cuối thai kỳ.
Trừ khi có biến chứng hoặc do bác sĩ yêu cầu nếu không mẹ có thể nằm nghỉ ở nhà. Tuy nhiên mẹ cũng cần có bác sĩ kiểm tra để bảo đảm.
Thời kỳ chuyển dạ sớm kết thúc khi cổ tử cung giãn khoảng 4cm và sự chuyển dạ bắt đầu tăng tốc. Lúc này, mẹ bước vào giai đoạn chuyển dạ tích cực với những cơn co thắt thường xuyên hơn, lâu hơn và mạnh mẽ hơn.
Khi cở tử cung đã giãn được 8 – 10 cm, mẹ đã ở cuối thai kỳ chuyển dạ tích cực. Đây được gọi là kỳ chuyển tiếp vì nó đánh dấu sự chuyển tiếp sang giai đoạn chuyển dạ thứ 2. Lúc này mẹ sẽ nhận thấy những cơn co thắt khá mạnh, đến liên tục sau mỗi vài ba phút và kéo dài một phút hoặc hơn.
2. Giai đoạn thứ 2
Khi cổ tử cung đã hoàn toàn giãn nở, giai đoạn chuyển dạ thứ 2 sẽ bắt đầu. Đây là giai đoạn rặn đẻ của mẹ có thể kéo dài nhiều tiếng, nếu mẹ đã từng sinh thường thì thời gian này sẽ ngắn lại.
Đầu của em bé sẽ bị đẩy ra ngoài dần dần theo những đợt rặn của mẹ cho tới khi đầu bé chuẩn bị lọt ra ngoài. Sau khi đầu bé lọt ra ngoài, bác sĩ sẽ hút miệng và mũi bé và tìm dây rốn quanh cổ bé. Đầu bé sẽ quay sang một bên trong khi vai bé xoay bên trong xương chậu của mẹ để tìm vị trí chui ra. Những đợt rặn tiếp theo sẽ đẩy vai bé ra, sau đó là cả thân người bé.
Đây là giai đoạn rặn đẻ của mẹ có thể kéo dài nhiều tiếng
Mẹ có thể cảm nhận được rất nhiều cảm xúc ở quá trình này như: sự phấn khởi, sợ hãi, tự hào, hoài nghi hay phấn khích… và sẽ hoàn toàn cảm thấy nhẹ nhõm vì mẹ vừa làm được một điều rất ý nghĩa và tuyệt vời. Có nhiều sản phụ sẽ cảm thấy kiệt sức tuy nhiên một số khác lại cảm thấy tràn đầy năng lượng và không hề buồn ngủ.
3. Giai đoạn thứ 3
Các cơn co thắt ở sản phụ trong giai đoạn này sẽ giảm dần
Đây là giai đoạn cuối cùng của chuyển dạ tính từ lúc bé sinh ra cho đến khi nhau thai bị cắt. Các cơn co thắt ở sản phụ trong giai đoạn này sẽ giảm dần
Hãy theo dõi Metron.vn thường xuyên để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích mà mẹ mang thai cần biết trong việc chăm thai kỳ luôn khỏe mạnh các mẹ nhé !