Hotline: 0938 76 4994 / (8h - 21h kể cả thứ 7, CN)
0
Giỏ hàng 0 đ

Điều kỳ diệu xảy ra của khoảnh khắc thụ thai

24/06/2017
1447 lượt xem

Mang thai là một trải nghiệm tuyệt vời và vô cùng ý nghĩa, là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Vậy có những cảm xúc như thế nào đang chờ đón mẹ ở hai tuần đầu mang thai? Dấu hiệu nào chứng tỏ mẹ đã mang thai? Mẹ đã thực sự mang thai? Rất nhiều câu hỏi mà mẹ sẽ thắc mắc, băn khoăn trong lần đầu mang thai và làm mẹ, hãy cùng Mẹ Tròn khám phá ngay Mẹ nhé!

 

 dau-hieu-mang-thai-tuan-dau.jpg (115 KB)

 

Con bạn lớn lên như thế nào?

Vào hai tuần đầu tiên của thai kỳ, mẹ vẫn chưa cảm nhận được mình đã mang thai. Tuy nhiên bên trong cơ thể mẹ đang hoạt động rất chăm chỉ và mạng mẽ để chuẩn bị thụ thai.

Tuần đầu tiên: Trứng sẽ bắt đầu rụng (thường và vào khoảng 14 đến 28 ngày). Sau đó trứng sẽ thụ tinh nếu một trong số 250 triệu tinh trùng được xuất tinh sẽ bơi từ âm đạo qua cổ tử cung, qua tử cung đến ống dẫn trứng, và thâm nhập vào trứng. Chỉ có khoảng 400 tinh trùng sẽ sống sót trong chuyến hành trình kéo dài 10 giờ đến trứng, và chỉ có tinh trùng khỏe mạnh nhất có thể thành công trong việc tiến đến đích và xâm nhập vào có thể vào trứng.

 

trung-thu-tinh.jpg (139 KB) 

Cơ thể mẹ đang hoạt động rất chăm chỉ và mạng mẽ để chuẩn bị thụ thai

 

Ở tuần thứ 2: Mẹ vẫn chưa thực sự mang thai. Đến khoảng cuối tuần thứ 2 và mất khoảng vài tuần nữa thai nhi mới hình thành. Trứng thụ tinh sẽ thực hiện quá trình nhân đôi, 30 tiếng sau sau khi thụ tinh hợp tử sẽ chia làm đôi và cứ thế nhân đôi liên tục trong suốt quãng đường đến tử cung làm ổ trong tử cung.

 

thai-ky-tuan-2.png (244 KB)

Trứng thụ tinh sẽ thực hiện quá trình nhân đôi

 

Việc làm tổ này có thể ra máu nhẹ vì thành tử cung căng lên với rất nhiều máu nên khi túi phôi gắn vào nó gây ra chảy máu nhẹ.

Sự thay đổi cơ thể của mẹ?

Thể trạng của mẹ trong tuần đầu mang thai: Mẹ vẫn chưa thực sự mang thai nên hầu như mẹ vẫn chưa có biểu hiện của sự thay đổi nào trong cơ thể. Vì vậy mẹ cũng không nên quá nôn nóng hoặc vội vã trông để biết mình có thụ thai hay không. Hãy điềm tĩnh lại, nếu đúng mẹ có thai thì đây là thời điểm cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

 Thể trạng của mẹ trong tuần thứ hai mang thai:

buttom-24.png (15 KB) Sự nhạy cảm của ngực: Ngực của phụ nữ mang thai sẽ thường đau, sưng và nhạy cảm hơn sau khi thụ thai được 1-2 tuần. Nguyên nhân là do lượng estrogen và progesterone ở giai đoạn sớm của thai kỳ bắt đầu phát triển.

buttom-24.png (15 KB) Ốm nghén: Cảm giác buồn nôn và ói mửa sẽ bắt đầu xuất hiện do lượng hormone Hcg xuất hiện trong máu và nước tiểu mẹ bầu gây ra.

buttom-24.png (15 KB) Mệt mỏi: Trong vài tuần đầu tiên, cơ thể mẹ sẽ phải làm việc 24/7 để nuôi dưỡng thai nhi nên cảm giác mệt mỏi là hoàn toàn bình thường. Sau khi thụ thai cũng khiến nhiệt độ cơ thể mẹ tăng lên, làm mẹ mệt mỏi hơn. Mẹ sẽ muốn đi tiểu thường xuyên hơn mặc dù mỗi lần chỉ một lượng nhỏ

buttom-24.png (15 KB) Thay đổi khẩu vị: Nhiều mẹ sẽ không còn thích những món khoái khẩu trước kia, thậm chí là mẹ cón sợ mùi thức ăn và cuxg có một số phụ nữ mang thai lại trở nên thích các món ă kỳ lạ và chưa từng muốn ăn trước đó.

buttom-24.png (15 KB) Tâm trạng thay đổi: Đây là dấu hiệu rất phổ biến trong những tháng đầu mang thai do hormone của mẹ đột nhiên thay đổi chóng mặt khi mang thai và điều này cũng khiến cảm xúc của mẹ thất thường hơn.

 

Sự phát triển của thai nhi tuần 1 đến 9

 

Vậy mẹ nên làm gì?

Mẹ hãy bắt đầu lên kế hoạch về một cuộc sống lành mạnh, sinh hoạt đúng cách cũng như cần tăng cường tập thể dục mỗi ngày và duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt là người mẹ khi mang thai cần ngưng sử dụng cà phê, rượu, thuốc lá, chất kích thích, chất đường tổng hợp và Nicotine…Ngoài ra, Mẹ cần phải bổ sung Bổ sung acid folic (Vitamin B9) ngay từ bây giờ. Việc bổ sung đầy đủ acid folic khi chuẩn bị có thai và khi mang thai sẽ giúp phòng ngừa được các dị tật ống thần kinh ở trẻ em.

Vậy tiếp theo, mẹ đoán thử xem bé sẽ lớn lên như thế nào và cơ thể mẹ sẽ thay đổi ra sao vào những tuần tiếp theo của thai kỳ?. Sẽ là hạnh phúc, hồi họp hay sự lo lắng, băn khoăn? Nếu mẹ muốn biết tất tần tật những thông tin về thai kỳ của mẹ mang thai. Ngay từ bây giờ hãy đăng ký ngay chuỗi chương trình: “DÀNH CHO MẸ MANG THAI” để bỏ túi cho mình những kiến thức thật bổ ích. Tham gia chuỗi chương trình mẹ mang thai, Mẹ còn nhận được rất nhiều lợi ích để từ đó biết cách nên làm gì để chăm sóc bản thân và thai nhi một cách tốt nhất. Mẹ click vào link đăng ký tại đây:

 
dang-ky-du-an-lang-sen.jpg (21 KB)